Những Trợ Duyên Thiết Thực của Khí Công đối với sự Thực Hành Thiền

1-Hỏi: Thưa Thầy trong Thiền  có áp dụng Sổ Tức (Thở Đếm), Cách Thở nầy có giúpcho sức khoẻ người thực hành?  Nếu có tại sao cần kết hợp với Khí Công?

Đáp: Đúng. Trong Thiền Nguyên Thuỷ, Thiền Đại Thừa và Thiền Tông cũng có áp dụng Thở Đếm, nhưng phương pháp nầy không giúp chứng ta có sức khoẻ tự nhiên, cũng không giúp chửa một số bệnh do thời tiết như cảm cúm, dị ứng, hen suyển…Trái lại, bằng thở Khí công chỉ cần vài ngày sẽ thấy sức khỏe cải thiện. Đối với chứng cao Huyết áp, đã có các vị trong Tăng Đoàn áp dụng cũng có kết quả khả quan.  Do đó, tuy Khí Công không liên hệ đến Tông môn nhưng nó có khả năng trợ duyên thiết thực cho người Tu Thiền sơ cơ hay tu Thiền lâu năm mà chưa có kinh nghiệm Định giúp họ có sức khoẻ để tinh tấn dụng công.

2-Hỏi: Xin Thầy giải thích sự khác nhau giữa Sổ Tức và Thở Khí Công?

Đáp:  Trong Sổ Tức, khi Thiền gia tập trung toàn bộ ý nghĩ mình vào việc đếm và theo dõi hơi thở, họ sử dụng vùng Ý Chí Vận Động để điều khiển Trung Tâm Thở thuộc Cơ Cấu Mạng Lưới.  Trung Tâm nầy truyền xung lực đến Trung Tâm Đối Giao Cảm (Parasympathetic center) làm ức chế nhịp tim đưa đến 2 tác dụng:  1-Điều chỉnh nhịp tim   2-Lắng dịủ Tâm  3-Vọng tưởng không có điều kiện khởi lên do sự tập trung đếm hơi thở.  Đây là cách điều tâm bước đầu.  Niệm đó tuy không còn hung hãn vọng động như trước nhưng ta vẫn chưa làm chủ chúng thật sự vì chúng vẫn tự động khởi lên do tác động của tập khí nhiều đời. 

Cách Thở nầy cũng không chửa trị các bênh do thời tiết cũng không mang đến sức khoẻ dẻo dai như Thở Khí Công. Thiền chỉ giúp cải thiện sức khoẻ khi hành giả có kinh nghiệm Định,  Lúc đó, trong não hoàn toàn trong trạng thái không lời, đòi hỏi hành giả một thời gian dài dụng công qua các bước cao hơn thở đếm.

3-Hỏi: Tập Khí Công có cần biết Lý thuyết không?

Đáp: Có. Lý thuyết Khí công dựa trên cơ sở khoa học và Y học cổ truyền giúp quý vị hiểu rõ cơ chế tại sao khí Công giúp phòng và chửa bệnh.

Hiểu biết nầy giúp quý vị có niềm tin để thực hành, và khi thực hành có kết quả có đủ khả năng hướng dẫn người khác.

4-Hỏi: Vì sao Khí Công chỉ dung Thở mà chữa tri được cảm cúm, các chứng Viêm và Dị ứng?

Đáp: Nguyên do là trong quá trình Nén khí và Thở ra ta tác động vào hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống bạch huyết (the lymphatic system).  Cả hai hệ thống Máu và Bạch huyết có cơ chế tiêu diệt vi trùng, ký sinh trùng (giun sán), virus, vô hiệu hoá chất độc, chất tạo dị ứng để bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của mầm bệnh

5-Hỏi: Người tập Thiền có kinh nghiệm Định và người tập Khí công đều có tác dụng tốt trên sức khoẻ nhờ vào cơ chế nào?

Đáp:  Định trong Thiền và Thở khí công đều tạo ra tác động sinh học (bioaction) bên trong cơ thể.  Tác động sinh học nầy tạo hoạt hóa máu, bạch huyết bào, tế bào não, dây thần kinh, tuyến nội tiết, và cơ bắp.

Đây là điểm mà Thiền và Khí công chữa được một số bệnh nhưng mức chữa bệnh của Định thâm sâu và kỳ diệu hơn Khí Công. 

Khác với Khí công cần nổ lực tập luyện hơi thở, căng cơ bắp, thiền giả khi vào được sơ Định chỉ ngồi yên mà vẫn điều hoà được khí huyết,  tim mạch và tự chữa được nhiều bệnh. Vấn đề ở chổ Định không phải dể, cần thời gian và phương pháp hành trì đúng mới có kết quả.

6-Hỏi: Khí Công có liên hệ đến pháp hành của Đạo Lão?

Đáp:  Có.  Lão Tử làngười đầu tiên thiết lập môn Khí Công và khai sang Đạo Lão.  Đạo Lão xem KHÍ là SINH LỰC (the vital energy), là SỨC SỐNG (the life force) vốn trùm khắp trong vũ trụ và làm vạn vật hoạt động. Trong con người khí tích tụ tại huyệt KHÍ HẢI (dưới rốn 7 cm). Ông quan niệm cơ thể con người có 3 trung tâm năng lực tiềm tang là ĐƠN ĐIỀN TINH, ĐƠN ĐIỀN KHÍ, ĐƠN ĐIỀN THẦN, tiềm tàng 3 dạng năng lượng:TINH, KHÍ, THẦN.  Nếu biết kết hợp 3 dạng năng lượng đó thành một thể thống nhất, con người có thể ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Ở đây chúng ta chỉ tập Thở để tăng cường Nội lực, tăng cường sức khoẻ, không đi vào những bộ môn đặc biệt của Khí công.

7-Hỏi: Thực chất KHÍ là gì? Tác dụng của KHÍ? Trong lịch sử khoa học, ai là người khám phá ra KHÍ đó?

Đáp: KHÍ là một dạng điện sinh học bẩm sinh (bioelectricity) có trong tất cả sinh vật, nhờ đó sinh vật cử động và truyền thông với nhau. 

-Vào thế kỷ 17, LUIGI GALVANI là người đầu tiên khám phá dạng điện bẩm sinh nầy qua sự khảo sát hoạt đông của loài kiến, ốc, nhái và đặt tên là Điện Thú Vật (Animal Electricity).  Chính điện nầy hoạt hoá dây thần kinh và cơ bắp và làm cơ thể sinh vật cử động.  Sau nầy Điện Thú Vật được đổi tên là Điện Sinh Học

-Ngoài ra, cách đây trên 2000năm, nền Y học cổ truyền Trung Quốc, các nhà châm cưú cũng khám phá ra dạng điện đó, họ đặt tên là KHÍ

 KHÍ nầy vận hành trong các kinh mạch khắp cơ thể và hội tụ tại các Huyệt nằm trên kinh mạch.  Theo họ, bệnh tật do Khí bị bế tắt trên một kinh mạch nào đó và bằng ý chí và sự tập luyện con người có khả năng tập trung Khí và điều khiển KHÍ vận chuyển khắp cơ thể.

Do đó trong Khí công có môn phóng khí, tụ khí, vận khí, đề khí…là những cách tập luyện để điều khiển nguồn năng lượng (KHÍ) trong cơ thể con người.

8- Hỏi: Ý nghĩa của thuật ngữ NÉN KHÍ?

Đáp: Nén khí có nghĩa dồn nén hay ép khí vào một nơi nào đó trên cơ thể.  Trên thực tế ta không thể dồn dưỡng khí vào một nơi nào khác ngoài Phổi.  Trong ngành Khí Công cổ thời, người ta nghĩ rằng con người có thể điều khiển hơi thở đi đến chỗ nào trong cơ thể theo ý muốn của họ.  Thật sự không phải họ điều khiển dưỡng khí mà điều khiển luồng Chân Khí của họ

Vậy thực chất của Nén khí là Tập trung ý nghĩ mình vào điểm nào đó trên cơ thể kèm thêm chuyển cứng cơ bắp tại nơi đó, chứ không phải tập trung hơi thở tại nơi đó.

Khi nén khí, tập trung ý nghĩ vào huyệt Quang Nguyên cách rốn 8cm.  Cùng một lúc với sự tâp trung ý nghĩ ta thót bụng trên và phình bụng dưới.  Riêng phái nữ thì không phình bụng dưới mà chỉ chuyển cứng bụng trên và bụng dưới cùng một lúc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *