TÂM TÌNH VỚI NHAU

Cảm Niệm

Hai vai gánh nặng sơn hà

Năm châu bốn bể , chẳng màng đường xa

Tánh không người đã triệt thông

Rày đây mai đó , thần thông diệu kỳ

Lời pháp nhủ âm ba vang vọng

Khắp mọi miền gieo rắc tình thương

Nguyện cứu khổ cho đời bớt khổ

Tâm Bồ Đề cứu độ chúng sinh

Ơn dẫn dắt lòng xin ghi tạc

Góp bàn tay xây dựng đạo tràng

Chân Như thiền viện rỡ ràng

Đất tâm “hy vọng” _Nở đài Vô Ưu

               TVCN Navasota 18/12/23

                  Diệu Như

Chúc Xuân

Xuân về mến chúc bạn hiền

Sống đời An Lạc -như nhiên hài hòa

Tâm hồn thanh thản thong dong 

Thương đời ,mến đạo -chung lòng dựng xây

Nói lời ái ngữ ,cảm thông

Tâm luôn tươi mát ,không vương muộn phiền

Luôn tha thứ ,sống vị tha

Nhớ lời Phật dạy ,khuyên ta hằng ngày

Ơn Tam Bảo xin hằng ghi nhớ

Biết tri ân ,nhắc nhỡ muôn loài 

Ngắm mây xanh thẵm ,đoái hoài 

Biết ơn vũ trụ rộng lòng bao dung

Hoa thơm nở đẹp trong vườn

Đón chào ngày mới ,lặng nhìn thân thương!

Xuân bất diệt ,tâm hồn rộng mở

Thật bình an, lan tỏa đất trời!

            Diệu Như 

          February 4,2024

Tuy chưa một lần hội ngộ 

Tiếng vang Thầy lồng lộng giữa hư không 

Một ngọn lau gầy còm cỏi

Ngã xuống, chấn động cả thiên thu

Hỡi hồn thiêng sông núi!

Dãy Trường Sơn thăm thẳm Thái Bình Dương

Râm tiếng khóc tận cùng sâu thẳm

Từ rừng sâu đến phố thị xôn xao

Trải dài khắp năm châu bốn bể

Đánh lễ cuối đầu -kính cẩn Tôn sư

Một thánh tăng ngàn đời miên viễn

Vốn lặng thinh -sấm sét cả Trần gian!

Ôi! Vai oằn trĩu nặng 

Nhọc nhằn gánh cả thương đau!

Chữ duyên sao quá phũ phàng

Nhưng lòng nhẹ hẫng, quẵng đi nhẹ nhàng

Xin bái tạ, ngàn năm bất tử!

Mãi trong lòng dân Việt dấu yêu!

Kính dâng giác linh thầy Tuệ Sỹ

     Houston 29/11/23

Về Chân Như

Thơ: Diệu Như

Rủ bụi trần, con trở về nguồn cội

Chốn Chân Như hun hút thâm sâu 

Sáng mấy ngàn ,nghe gió thổi hiu hiu

Chiều vàng nắng thương ngày tàn quá ngắn.

Thoáng vô thường như nhắn nhủ đường về

Chợt tỉnh giấc cỏn si mê trần thế 

Người với người đang chìm trong mộng tưởng

Tham -sân -si , tất bật chấp hơn thua

Thôi, Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ *

Người khôn ,người đến chốn lao xao*

Lòng thanh thản sớm hôm cùng bạn đạo

Sống vui thiền, thanh đạm với tương chao

Tạ ơn Thầy ,chúng con nguyền qui hướng 

Tâm nhất như ,thu thúc  lục căn

Theo gót Như Lai , biết sống một mình

Luôn tỉnh thức trở về tâm an tịnh

Trong đứng, đi ,nằm ,nghỉ chẳng duyên theo

Nhận diện tâm mình hằng luôn tỉnh giác

Đối cảnh vô tâm ,an lạc thay!

         Diệu Như 

Mến tặng các bạn thiền sinh khóa nhập thất 9/23 tại TVCN 

* trích thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm 


Buông Xả

Thơ: Diệu Như

Từ thuở sinh ra đặng kiếp người

Lòng ôi trong sáng quá tinh khôi !

Như tờ giấy trắng không lấm bụi

Lóng lánh sương mai – thoáng nụ cười 

Cái thưở hồn nhiên trong sáng ấy

Bổng chốc đổi dời theo tháng năm

Nghiệp trần ô nhiễm – đầy bụi bặm

Phủ lấp tâm cang – mất lối về

Trầm luân sinh tử nào có biết !

Sân si ái ố – mãi lầm mê

Thân ôi bệnh tật -tâm phiền não

Dính mắc dần lân – quá khổ sầu

Đủ duyên -một sớm nhờ khai thị

Tâm mãi duỗi rong -nhớ cội nguồn

Trở về bản tánh luôn thanh tịnh

Buông xã bụi đời – bỏ cuộc chơi !

Cái tâm dính mắc -đầy hệ lụy

Đảy da bọc thối – tưởng hoa thơm

Tấm thân ngủ uẩn – ngờ là thật !

Nên mới long đong suốt cuộc đời

Từ nay buông xã – Tâm nhẹ hẫng

Thanh thản an nhiên – tựa chim bay

Trời cao lồng lộng – lòng thanh thoát

Thực tại hiện tiền – an lạc thay !

                  Diệu Như 9/4/23


BẠN THẤY GÌ ?

Như Tâm

Bạn thấy gì?
Một buổi chiều chia tay , một bức ảnh lưu niệm .Mặt hồ nước không trong , nhưng nhờ ánh nắng và bầu trời trong xanh tạo nên hình ảnh để nhìn và cảm nhận .Bạn thấy năm, mười bạn?Bạn có thấy mình trong đó không?Hay bạn thấy được tất cả ……
TV Chân như
Như Tâm
2/12/2023


LỄ CẦU SIÊU CÔ KIM OANH (DIỆU PHƯƠNG) TẠI THIỀN VIỆN CHÂN NHƯ

Chủ Nhật 12 tháng 02 năm 2023

Lễ Cầu Siêu cho Cô Kim Oanh (Diệu Phương) tại Thiền Viện Chân Như
Chia Xẽ Cảm Tưởng

CHÂN TÌNH

Diệu Như

Chân Tình- Thơ và diễn ngâm: Diệu Như

Nghe tiếng chị ở trên zoom

Giọng ôi thanh thản, bình an vô cùng!

Tuy không nhìn thấy hình dung

Mà sao năng lượng tràn đầy thân thương!

Mới hay tu tập sâu dầy!

Pháp Phật sao thấy nhiệm mầu  biết bao!

Thật không uổng phí công Thầy

Hết lòng dạy dỗ chỉ bày chúng con

Ơn Thầy Tổ ,ơn Ni Sư .

Chị luôn tinh tấn hành trì không quên

Quán  niệm hai chữ  “vô thường”

Lòng không vọng động ,tâm thường chiếu soi.

       Hít vào tâm tĩnh lặng

       Thở ra miệng mỉm cười

Mong sao chị vượt qua khổ nạn

Phiền não Tâm chính thật Bồ Đề

Không đến ,không đi , không sinh diệt

Vượt thoát bờ mê, cõi Niết bàn!

               Thương gởi chị Kim Oanh

                         Diệu Như 12/1/23


NHƯ CÁNH CHIM BAY

Diệu Như

Như cánh chim bay
Hôm nay nắng nhẹ lên cao
Hoa đào nở rộ như chào đón Xuân

Chim Oanh ca hát trên cành
Bỗng dưng vắng bặt,gió mành đong đưa
Hay tin chị đã xa bờ
Bến mê trần thế,giờ đây giã từ
Không còn vướng bận bụi trần
Giũ sạch nghiệp chướng -về nơi an lành
Nhẹ nhàng như cánh chim bay
Không gian tĩnh tịch, ngàn đời như như !

Kính dâng hương linh chị Kim Oanh 🙏

Diệu Như 6/2/2023

Như Cánh Chim Bay

Thơ: Diệu Như

Nhạc và Trình Bày: Tâm Chiếu & Như Hà

Kính dâng hương linh Cô Kim Oanh (Diệu Phương)


XUÂN TÂM

Diệu Như

Xuân Tâm – Thơ và diễn ngâm: Diệu Như

Xuân về hoa nở rộ
Cành đào đỏ thắm tươi
Chim ca mừng ríu rít
Em bé nở nụ cười.
Tâm như bừng sáng dậy

Hòa nhịp thở thiên nhiên
Xuân đã về đây đó
Xua giá lạnh mùa đông!
Hoa mai vàng e ấp
Cùng hoa cúc đón chào
Trần gian ơi !biết chăng ?
Hãy cùng nhau ca hát
Quên quá khứ phũ phàng
Chiến tranh và hận thù
Héo hắt trái tim khô
Hãy thương yêu hiểu biết
Cuộc đời ôi ngắn ngủi!
Trân quý phút hiện tại
Xuân Tâm đang hiện hữu
Bây giờ và ở đây
Xin gửi đến mọi nhà
Bình an nơi trần thế
Cho mẹ già -em bé
Nở mãi nụ cười thương.
         Diệu Như
          29/1/23


MẮT ĐỜI ĐÃ MỎI

Như Tâm

Photograph by Hoàng Tiến

Houston sau Tết trời mưa bão.Làn mưa che khuất đường xa lộ.Đường về Thiền viện đẫm nước , mưa phùn rơi. Đường đi không xa lắm , sao mắt mình đã mỏi ? Dấu hiệu của thời gian, của tuyến lệ đã cạn qua bao mong mỏi , trăn trở và mất mát …

Về đây , cảm thấy mình như trở lại thời bé con , tập đọc , tập viết chỉ khác là thay vì tập sách, bút viết là kinh kệ, chuông mõ mà thôi !
Chuông buông, mõ bỏ rời ảo mộng
Mắt đời đã mỏi, khép nhìn Tâm

Như Tâm
1/29 /2023


KHÓA TU TẠI ĐẠO TRÀNG HOA THỊNH ĐỐN, July 29, 2022

Diệu Phương (Kim Oanh)


KỶ NIỆM TRONG THỜI GIAN AN CƯ

Diệu Phương (Kim Oanh)

Thời gian an cư tại tổ đình Thiền Tánh Không ở Nam California một tháng, những ngày này tôi nhận được nhiều niềm vui từ các bạn đồng tu cũng như từ quý Tăng, Ni. Mọi người đối xử với nhau rất thân thiết, quý mến hòa đồng cùng nhau. Tôi là thiền sinh già nhất lớp nên được các bạn đồng tu chăm sóc rất nhiệt tình, hầu hết đều trẻ tuổi, thấy tôi lớn tuổi các cô rất quan tâm và chăm sóc kỹ sức khoẻ của tôi. Như Quỳnh cùng phòng và cũng từ North Carolina qua tổ đình tu học, hàng ngày trên đường đến thiền đường cũng như tối về lại cốc, cô soi đèn pin, tay dắt tôi, sợ trời tối nhỡ tôi bị vấp té. Mỗi tổ vào bếp mấy ngày lo bữa ăn sáng, cơm trưa cho mọi người, cô Như Quỳnh chuẩn bị hết các thứ cần thiềt , tôi chỉ nấu ăn thôi.  Khi xong bữa Như Quỳnh không cho tôi dọn bàn, rửa chén, cô lo hết, cô sợ tôi lớn tuổi làm nhiều sẽ mệt và dễ bị té thì sao? Các bạn cùng tu cũng a vào làm phụ với Như Quỳnh để tôi yên tâm ngồi chơi.

Tôi thường nói đùa:

– “lớn tuổi đi tu học sung sướng quá, được cả lớp cưng chiều, quý hoá”.

Có người còn nói :

– ” Thấy cô lớn tuổi mà chịu mua vé máy bay đi tu học, con phục cô lắm, ít người lớn tuổi chịu đi xa và tu học lâu vậy”.

Có cô lại nói: “nếu mẹ con đi tu học như cô thì con mừng lắm”

Khi nghe những lời nói này tôi chỉ biết cười và cám ơn, đồng thời nghĩ ngay đến chồng và các con đã ủng hộ tôi đi tu học: con dâu mua túi  xách tay cho tôi đựng thuốc, túi này có nhiều ngăn nhỏ đựng rất nhiều thứ như thuốc uống hàng ngày, dầu nóng, cao dán, thuốc cảm cúm, đau bụng, nhức mỏi v.v… nếu cần thứ gì thì có sẵn trong túi thuốc.Con gái mua giầy ba ta mới, không buộc giây để tôi chỉ cần xỏ chân vào không cần ngồi xuống buộc giây…cả gia đình quan tâm cho tôi nhiều thứ cần thiết cho chuyến đi xa nhà cả tháng.

Tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc và thuận duyên khi đi tu học. Khóa an cư này tôi thu thập được nhiều lợi lạc để áp dụng vào cuộc sống, thật không phụ lòng mọi người đã chăm lo cho tôi.

Những giờ thực tập ngoài trời rất vui, đặc biệt hai ngày leo núi. Ngày thứ nhất thực tập chủ đề tự do, tôi và một số người theo chân Sư Cô Huệ Như ra khỏi cổng rẽ tay phải bên này nhiều ghềnh đá, cao, đường nhỏ hẹp, cây cối rậm rạp khó đi, đường quanh co chỉ có thể một người len lách được. Tôi vẹt cây khô để đi, đi đến lưng chừng núi tôi nhặt được cành cây tương đối chắc dùng làm gậy chống để leo núi cho an toàn. Đến đỉnh núi nhìn toàn cảnh xung quanh là những tảng đá lớn nhỏ san sát nhau từng chuỗi nối đuôi nhau, chen lẫn những cây dại còn xanh lá, bên cạnh đó chen lẫn những cây khô chết. Dưới chân những hòn đá là những bông hoa nhỏ tý, mọc từng chùm với những bông hoa vàng, tím, nhỏ như móng tay, chúng như cố vươn mình khoe sắc với thiên nhiên và tạo nên bức tranh đẹp cho người thưởng thức.

 Nhìn cảnh này tôi liên tưởng ngay đến hai thế giới khác biệt: đó là sự sống vì chúng biết đoàn kết tạo nên sức mạnh mãnh liệt để nhoi lên từ chỗ đất khô cằn này, một bên là sự chết với những cây tuy cao to hơn nhưng chúng không biết liên kết với nhau để tạo sức mạnh vì thế chúng đã chết khi mùa Đông đến .Giống như một tăng đoàn biết cùng nhau chung lo đem Pháp của Phật đến với mọi người thì tăng đoàn sẽ phát triển và Pháp của Phật được phổ biến khắp quần chúng và sẽ mãi mãi trường tồn. Ngoài ra cũng nhận rõ quy luật vô thường đối với vạn vật cũng như con người.

 Xa xa dưới núi là nhà cửa,  nơi này không khí thoáng mát, thỉnh thoảng nghe tiếng gió thổi, tiếng máy bay hòa cùng tiếng trâu bò gà gáy, trong lòng chúng tôi cảm nhận sự an lạc vô cùng. Sau khi chụp mấy tấm hình lưu niệm, mọi người tìm chỗ ngồi để thiền giữa cảnh thiên nhiên. Tôi chưa bao giờ được ngồi thiền giữa khung cảnh đẹp thơ mộng, tĩnh mịch như thế này nên tôi ngồi thiền, lòng tràn ngập hỷ lạc. Tới giờ ra về, các cô trẻ luôn luôn nhắc nhở tôi đi xuống núi cẩn thận vì đường nhỏ chỉ đi được người một. Tôi chống gậy đi trong chánh niệm nào ngờ cây gậy bị gẫy tôi suýt té nhào về phía trước. Theo phản xạ tự nhiên tôi quay người về bên trái tay dơ lên đỡ lấy đầu để tránh đập đầu xuống đá, cô Như Huyền đi phía sau ngay sát bên tôi, vội đỡ tôi dậy, nhờ thế tôi không bị thương, nhưng cũng làm mọi người lo lắng, ríu rít thăm hỏi.

Về tới thiền đường mọi người trình với Ni Sư tôi bị té nhưng may mắn không sao cả, Ni Sư hỏi thăm và nói ngày mai tôi nên ở lại không đi núi nữa, nhưng tôi xin phép Cô cho đi núi tiếp cùng mọi người. Sáng hôm sau trước khi rời lớp học đi núi tôi nhận được cây gậy từ cô Huệ Vân tìm cho tôi, cây này cũng vừa tầm tay cầm, chưa kịp nói cám ơn cô thì cô Như Huyền đến đưa cho khúc gỗ để làm gậy chống nữa. Tôi chưa biết chọn cây nào để làm gậy chống thì Sư Chú Không Tuệ đưa thêm một đoạn ống nước bằng nhôm cho tôi dùng làm gậy khi leo núi. Lúc đó tôi cảm động vô cùng, cảm động vì tình đồng đạo quá tốt, từ bi luôn lo cho bạn cùng tu học. Cô Như Quỳnh và Phương Thảo thì nói tôi đi cùng hai cô để dễ chăm sóc tôi, dắt tôi khỏi con đường gập ghềnh. Rất cám ơn các bạn trẻ cùng khóa an cư này.

Lần này tôi theo nhóm khác đi bên phải vì nhìn con đường rộng rãi, ít gập ghềnh và con đường đến núi thoai thoải không dốc lắm. Dọc đường cô Như Quỳnh đề nghị ngồi thiền một lúc rồi hãy đi tiếp, tôi tìm hòn đá gần lối đi trèo lên cho dễ để ngồi thiền cho an toàn. Sau đó chúng tôi chụp hình lưu niệm chuyến đi núi và cùng nhau về lại tổ đình để tiếp tục học.

Bây giờ nhớ lại những ngày cùng nhau tu học, cùng nhau leo núi cũng như túa ra sân đi tìm chủ đề Ni Sư cho, tôi rất vui cùng mọi người, quên rằng mình đã là “bà gìa” cũng háo hức quán sát mọi nơi chốn, cây cối, cảm tưởng mình trẻ lại mười tuổi! Con cám ơn Ni Sư đã hướng dẫn chúng con trên con đường tâm linh, hiểu được Pháp của Phật rất sâu sắc và áp dụng vào cuộc sống biết tại sao con người vướng vào khổ đau, biết cách giải quyết vấn đề, tâm đạt được sự bình an, tĩnh lặng. Hiểu rõ tâm Từ Bi Hỷ Xả  cũng như quy luật vô thường, sống an vui từng phút giờ từng ngày, chan hòa hạnh phúc với mọi người chung quanh, gia đình luôn có tiếng cười.

Mong rằng tôi còn đủ sức khỏe để có cơ hội đi dự những khóa tu dài hạn như khóa này.

                                                                                                     North Carolina, 3/16/2020


HOA TÂM

Diệu Phương (Kim Oanh)

Thưa Ni Sư,

Con viết thư  này trình Ni Sư một số việc mà con đã đạt được trong thời gian qua.

Sau ngày an cư ở Tổ đình một tháng vào dịp đầu năm, trở về nhà, con “như một người mới”, thay đổi cách nghĩ, cách sống hoàn toàn. Hôm nay con mạnh dạn viết những dòng chữ này để trình Ni Sư biết ạ.

Thưa Ni Sư, một tháng nhập thất ở Tổ Đình, hàng ngày được nghe Pháp của Phật, qua lời thuyết giảng của Cô, được học Giới luật và những ngày, giờ thực hành ngoài trời với các tánh : Thấy, Nghe, Xúc chạm. Sau giờ thực hành, mọi người lên trình bày nhận thức của mình, ôi chao thật là mừng và con học được biết bao điều mới lạ, mà kiến thức về Thiền, về Pháp trước đó con vốn chẳng có được bao nhiêu. Nhờ Cô hướng dẫn lớp tu học, thực hành phương pháp mới cộng thêm những lời giảng, bổ túc thêm sau mỗi người trình bày nhận thức của mình, con tưởng chừng như học thêm được bao điều mới lạ phải trải qua mấy năm học mới có được

Cô ơi, những ngày an cư ở Tổ đình,  được ngắm nhìn những cây trái, bông hoa mà Ni Sư đã dày công trồng, vun sới để cho thiền sinh chúng con thưởng thức. Con xin cám ơn Cô nhiều.

 Ngày mãn khóa học, con đã thấu hiểu sâu sắc quy luật vô thường, lý duyên khởi, pháp duyên sinh, quy luật nhân quả…nên đã” len lén ra vườn đào trộm” vài cây hoa nhỏ, mới nhú cao dộ nửa đốt ngón tay, vì không biết đó là hoa trái gì, nên con đã ra công sức chăm sóc, nhìn ngắm hàng ngày vào chậu cây đã trồng  bằng cách chăm chỉ nghe bài giảng của Ni Sư, đọc những bài viết của Cô, cũng như tham dự các lớp Cô trực tiếp giảng, tham dự tất cả các buổi giảng của Thầy Không Chiều, thảo luận, học tập cùng các bạn ở dạo tràng Houston mỗi sáng chủ nhật.

Mỗi sáng thiền và tập khí công như mấy năm nay vẫn thực hiện. Cô ơi, con nhìn ngắm Hoa trong chậu từng giây, từng phút, ngắm hoa và nhận ra hoa lớn , cao bao nhiêu từng ngày. Nhờ vậy con đã bỏ được những giờ ngồi xem phim bộ, trước kia con muốn bỏ coi phim bộ, nhưng không dứt bỏ tuyệt đối được, nay con bỏ được rồi.

Con vui mừng và thật hạnh phúc vì con đã có những ngày, giờ thật hữu ích, không còn một giờ nào rảnh rang để suy nghĩ “vớ vẩn” nữa vì tất cả ngày giờ đều dành cho việc tu tập, nghe Pháp của Phật và ngắm hoa Tổ Đình. Hoa được con chăm sóc kỹ mỗi lúc, mỗi ngày , xem xét “bắt sâu nhặt lá xấu” và bồi bổ thêm thuốc bổ Pháp nên giờ đây hoa đã cao, ra bông: có cây hoa nở trắng như tuyết, có cây hoa ra bông màu hồng, có cây hoa màu xanh nhạt… những cây mọc chụm laị giống hình trái tim, toả mùi thơm khắp nhà.  Mọi người đều vui, hạnh phúc , tiếng cười nhiều.

 “Hoa Tâm” đã nở rộ Ni Sư ạ

Thật mầu nhiệm, nếu ai muốn có hoa tâm xin hãy về tổ đình mỗi mùa an cư, những ngày an cư cho chúng ta năng lượng để tu học, giúp mình tinh tấn thêm.

Bây giờ con đã hiểu rất sâu sắc lời giảng của Cô:

– ” Luôn luôn quay trở về nhìn Tâm để biết Tâm mình lúc đó như thế nào: có khởi lên tham, sân, si” không.

Cô cũng nhắc nhở phải thường xuyên nghe, dọc bài “Đại Kinh Xóm Ngựa – Kinh An Trú Tầm – Kinh Song Tầm” để rút ra bài học cho mình.

Con xin cám ơn Ni Sư đã trồng nhiều Hoa Tâm trên tổ đình, để chúng con có dịp về an cư, sẽ được Cô cho một vài cây đem về chăm sóc, nhìn ngắm hàng ngày để một lúc nào nào đó, đủ Duyên hoa sẽ ra bông, toả mùi thơm khắp nhà. Vậy là đã có “Hoa Tâm”, ngày ra đi sẽ là người nhân chứng, không sợ hãi gì cả.

Con kính chúc Ni Sư luôn khỏe mạnh, an lạc để hướng dẫn thiền sinh chúng con trên đường tu học. Chúng con rất cần Cô.

                                                                                                               Kính thư,

                                                                                                                    Kim Oanh


TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP

Diệu Phương (Kim Oanh)

Trong đạo Phật Tu là sửa đổi Thân, Khẩu, Ý cho tốt hơn:  chuyển từ bất thiện sang lương thiện,chuyển từ tiêu cực sang tích cực, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt. Người Tu biết kiềm chế hành vi sai trái của mình mà hành động theo đúng chánh Pháp, đúng chân lý.  Có những việc xã hội cho đúng nhưng chân lý không chấp nhận. Thí dụ tục tảo hôn ở thôn quê khi xưa, cha mẹ lấy quyền hành bắt ép con mình lấy người lớn tuổi, dù người đó tật nguyền, chỉ vì quan niệm môn đăng hộ đối, đã gây ra nhiều thảm cảnh, trái ngang.

Hàng ngày bao nhiêu con vật như bò, heo, gà bị giết để người dân mua về ăn, họ cho đó là sự tự nhiên, những con vật cho người ta thịt ăn để nuôi thân… nhưng họ quên một điều những con vật bị giết cũng có cảm xúc, sợ hãi khi bị đưa vào lò giết, chúng cũng đau đớn, oán hờn. Theo chân lý nhân quả trong Đạo Phật có vay thì có trả, cho việc giết hại những con thú để nuôi thân người là điều không công bằng. Nếu có tu thì sẽ hiểu chân lý nhân quả, việc giết hại, săn bắn chim muông sẽ bớt đi, hiểu đúng, sai là do nhận định chủ quan của người đời

Muốn chuyển hóa thân, tâm xấu sang lương thiện, hiền lành cần dựa vào chân lý, dựa vào chánh pháp mà kinh điển đã để lại.Kinh điển đã ghi lại: Ông Bạch Cư Dị hỏi Thiền Sư Ô Sào chỉ cho cách tu nào ngắn, gọn để tu theo. Thiền Sư Ô Sào đã trả lời:

Chư ác mac tác: nghĩa tất cả những việc ác chớ có làm.

Chúng thiện phụng hành: Làm tất cả các việc lành

Tự tịnh kỳ ý: Khéo lóng lặng tâm ý cho thanh tịnh.

Thị chư Phật giáo: Đó là lời day của Phật”

Thiền sư Ô Sào nói xong bài kệ rồi nói ông Lý Bạch hãy về tu đi. Ông Lý Bạch trả lời bài kệ này đứa trẻ 8 tuổi cũng thuộc. Thiền Sư nói: Phải con nít 8 tuổi cũng thuộc nhưng ông già 80 tuỗi cũng chưa làm xong.

Tóm lại Tu là cốt bỏ nghiệp ác cuả Thân, Khẩu, Ý và chuyển thành nghiệp lành.

 Thông thường người đời tham sống, sợ chết, nhưng nếu biết tu thì ngay cuộc sống hiện tại lúc nào cũng an vui, khi chết đến thì bình thản ra đi không sợ hãi.. Phật Tổ dạy chúng ta Tu, Tu là nguồn cội của Hạnh phúc, hết khổ não, hết khổ đau. Thi du trộm cướp, giết người thì bị cái khổ đánh đập tù tội, không tạo nghiệp ác ấy thì thân được lành mạnh tự do, đó là giải thoát nghiệp ác cuả thân.Nếu miệng không nói lời ác độc, hung dữ thì giải thoát được nghiệp ác cuả miệng. Ý không nghĩ ác thì giải thoát được tâm niệm xấu xa buồn ghét người khác.

Vậy Nghiệp là gì? Nghiệp là những thói quen được lập đi, lập lại nhiều lần do thân, khẩu, ý tạo nên.Chuyển nghiệp là chuyển những thói quen. Nghề nghiệp không rời nhau. Thí dụ người làm cùng nghề gọi là bạn  đồng nghiệp. Nếu con cháu  nói năng phật ý thì không tiếc lời mắng chửi khiến cho con cháu buồn, nếu tu là phải hiền với tất cả mọi người, nói năng ôn tồn, nhỏ nhẹ., thí dụ cũng có những Phật tử ăn chay, niệm Phật, di chùa lâu năm nhưng tính tình luôn nóng giận, ai nói đụng chạm đến thì la lối, mắng chửi om sòm, đôi khi còn nói nếu hôm nay tôi không ăn chay thì biết tay tôi!.. Tu như vậy không đúng bởi vì ăn chay, niệm Phật, đi chùa nhiều mà không biết chuyển ba nghiệp thân, khảu, ý cho thiện lành thì chỉ làm thiện hạ chê cười

Kết luận Tu là làm những điều lành, tránh điều dữ, ác độc, không hại người, hại vật, gặp người bần cùng, khốn khổ giúp được nên giúp. Thân, khẩu, Ý luôn trong sạch, đừng bao giờ ” miệng Nam Mô mà bụng bồ dao găm”. Người tu ba nghiệp đều thanh tịnh được mọi người quý mến, gia đình vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc , nên tránh những nghề tạo nghiệp ác như bán súng đạn, làm nghề buôn á phiện hay giết heo, gà… ca dao có câu:

Bởi chưng kiếp trước khéo tu

Ngày  nay con cháu võng dù nghênh ngang.

Vì đời trước chịu tu nên đời nay con cháu được hưởng phước đức của ông bà, cha mẹ, sống sung sướng, giàu sang. Đời nay không tiếp tục tu, con cháu về sau sẽ nghèo khó.

 Như vậy Tu là chuyển( ba) nghiệp ác của thân:Không tà dâm, không trộm cắp. không sát sanh

Chuyển( bốn) nghiệp ác cuả khẩu: không nói dối, không ly gián, không nói hung ác,không nói thêu dệt.

Chuyển(ba) nghiệp ác của Ý:Bớt tham, bớt sân, không tà kiến (chấp lệch, sai)

  Nếu thực hành và chuyển đổi nhận thức những điều trên, nghĩa là Tu được chuyển Nghiệp.


NGƯỜI THẬT GẦN, SAO TA QUÁ XA

Như Tâm

Người thật gần , sao ta quá xa
Lễ mẹ sắp đến , nghe bài hát “ Lặng lẽ mẹ tôi”
con chợt nhớ tới người , Ni sư
Bốn năm qua, nhiều lúc để cảm xúc cuốn đi , choáng váng với làn tên , mũi đạn của cuộc nội chiến trên sân khấu cuộc đời khó tránh né này , con đã khóc cười với nó , quên mất Tâm kinh Người truyền trao.
Nay trở về chăm sóc vết thương , nhận ra Người vẫn lặng lẽ dìu dắt con , dù quang gánh cả một Thiền Tánh Không trên đôi vai !
Xin cho con được nói câu “ I thank you and I love you “ Ni sư.
Như Tâm
Houston

4/30/2022


SỰ NHIỆM MẦU

Diệu Phương (Kim Oanh)

Nhân dịp sắp tới ngày Vía Phật Bà Quán Âm, tôi xin kể lại vài chuyện linh ứng mà Ngài đã ban cho tôi và gia đình trong lúc gặp hoạn nạn, nguy nan.

Sau ngày mất nước, mọi người đều lâm vào cảnh bi đát. Nhà nào cũng có người thân đi tù cải tạo: không chồng thì con hay cha, chú, anh em. Người ở nhà thì không có công ăn, việc làm. Tinh thần mọi người hoảng loạn, lo sợ với chính sách mới. Tối đến, mỗi nhà một người đại diện, ra phường, khóm họp, sau đó về nhà phổ biến cho thân nhân.

Những buổi họp,  phần nhiều nói về chính sách lập nghiệp ở vùng “kinh tế mới”, kêu gọi nhưng gần như bắt buộc, những gia đình có thân nhân ‘”đang học tập cải tạo” tình nguyện đi trước, thân nhân sẽ được về sớm đoàn tụ gia đình.

 Gia đình tôi cũng không ngoại lệ, chồng tôi đi tù cải tạo, lúc ấy tôi một nách hai con thơ: con lớn hai mươi tháng, cháu bé mới sáu tháng. Sữa trong nhà chỉ đủ cho cháu bú thêm một tháng là hết. Tiền lương chưa lãnh, có chút vốn liếng gửi ngân hàng kiếm lời, nay coi như mất, không lấy ra được. Đời sống lâm vào cảnh cùng cực! May mắn tôi có cô em chồng tháo vát, đảm đang, cô theo bạn bè đi tỉnh mua hàng mang về Sàigòn bán và mua sữa mang về cho con tôi uống thêm. Nhờ có cô nên con trai tôi qua mấy trận đau và bình phục mau chóng nhờ có sữa bồi  bổ.

Vài năm liên tiếp sau 1975, nạn ruồi muỗi gia tăng vì dân chúng các nơi đổ xô về Sài Gòn, họ ở gầm cầu, nghĩa địa. Không có nhà cửa, họ chỉ cần tấm ny lon làm mái, che nắng, tránh mưa là được và sả rác khắp nơi. Vì vậy lúc đó nạn dịch xuất huyết gia tăng. Trẻ con đưa vào bệnh viện nhi đồng, đông đến nỗi không có chỗ nằm. Các cháu bệnh nặng cần truyền nước biển, hai trẻ một giường, bệnh vừa vừa thì nằm dưới đất, ngoài hành lang. Con gái tôi lúc đó hơn tám tuổi, cũng bị sốt xuất huyết, đưa vào phòng cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng (đường Trần Quốc Toản). Con bé mệt lả người, liên tục ói ra máu bầm, bụng cứng ngắc, nhưng lại không tìm được ven để truyền nước biển và thuốc. Tôi rất lo lắng, nắm bàn tay nhỏ xíu của cháu, miệng niệm danh hiệu “Phật Bà Quan Âm, cứu con của con qua cơn hoạn nạn”.

Trong lúc mẹ chồng tôi thay khăn ướt đắp trán và hai nách cho cháu giảm bớt sốt, còn tôi đổ từng muỗng nhỏ nước chanh cho cháu, nhưng cháu không nuốt được, nước chanh trào ra khỏi miệng. Trước hoàn cảnh này, tôi nghĩ cháu khó qua khỏi được. Tôi không kềm được nỗi thương đau nên đã bật khóc. Đang lo buồn thì đúng lúc đó chuông reng, báo giờ đổi ca trực của nhóm bác sĩ, y tá mới. Có một cô y tá bước vào phòng, chợt nhìn thấy tôi, cô đến chào, hỏi han bệnh tình của cháu và cô xưng là học trò cũ của tôi, cô an ủi tôi và nói đừng quá lo lắng. Sau đó cô y tá đến chỗ bác sĩ, trao đổi gì đó. Vị bác sĩ lấy ống nghe, cô y tá lấy thuốc, chai nước biển mới, kim chích đến bên giường con gái tôi nằm. Bác sĩ khám rất cẩn thận và đích thân ông tìm ven cho con tôi. Cuối cùng họ cũng tìm được ven trên trán và truyền nước biển có thuốc cho cháu. Sau vài giờ, cháu không ói ra máu nữa, cháu mở mắt nhận ra bà và mẹ nên được chuyển lên trên lầu, phòng hậu cấp cứu.

Tuy con gái tôi đã hơi tỉnh nhưng cháu vẫn còn sốt cao, mê sảng và thỉnh thoảng vẫn còn ói ra máu bầm. Suốt hơn một tuần lễ cháu nằm ở phòng hậu cấp cứu, tôi không hề chợp mắt, túc trực bên cháu, miệng niệm Phật Bà Quan Âm. Đôi khi lo sợ qúa, lưỡi tôi líu lại, không niệm Phật được nữa vì thấy những đứa trẻ nằm cùng phòng lần lượt ra đi. Cha mẹ, người thân những bé đó gào khóc thảm thiết. Tôi vẫn kiên trì luôn miệng niệm danh hiệu Phật Bà Quan Âm, tin tưởng Ngài sẽ cứu con tôi “tai qua, nạn khỏi”. Linh ứng thay, hôm đó con tôi mệt, không cử động tay chân được nữa, cháu chỉ còn trông chờ phép lạ cứu sống. Đúng thời điểm đó, bác sĩ khoa trưởng nhi đồng dẫn sinh viên thực tập vào phòng con tôi nằm, tôi nhận ra Ông là Thầy của người anh họ nhà tôi. Trước ngày mất nước, mỗi khi các con tôi đau, anh họ nhà tôi hay đưa các cháu vào bệnh viện và nhờ vị Bác sĩ Thầy khám bệnh cho các con tôi.

 Tôi chạy đến bên bác sĩ khoa trưởng chào và nói tên bác sĩ người nhà, nhờ bác sĩ cứu con tôi. Bác sĩ rất nhiệt tình khám cho con tôi xong, ký giấy đưa Bác sĩ trưởng phòng xuất kho, lấy nước biển Mỹ truyền cho cháu, liên tục sáu bịch, cho thuốc vào nước biển nữa. Mấy ngày sau cháu hồi tỉnh và khỏe, được về nhà. Viết đến đậy tôi xin tri ân những vị ân nhân đã cứu con tôi thoát khỏi tay tử thần ngày đó ( cô học trò cũ, bác sĩ – phòng cấp cứu, Bác sĩ – khoa trưởng, bác sĩ  – trưởng phòng hậu cấp cứu). Đặc biệt nhờ phép lạ của Phật Bà Quán Âm đã nghe lời kêu cứu, van xin của tôi, đáp lời cầu khẩn của chúng sinh đã giúp để tôi được gặp người quen biết, mở lòng từ tâm giúp cho, nhờ nước biển ngọai nên cháu mới thoát chết (bên ngòai không bán, trước khi vào nước biển Mỹ, con tôi đã truyền gần chục chai nước biển mua ngoài tiệm thuốc tây, vẫn  không có chút hiệu quả).

Thật là nhiệm mầu vô cùng, và còn rất nhiều chuyện mà Đức Quán Thế Âm ban cho tôi được hưởng nữa, chẳng hạn câu chuyện vượt biên của chồng tôi. Sau khi đi tù cải tạo về nhà, mẹ chồng tôi giúp vốn cho chồng tôi và con trai đi vượt biên, rời nhà hai tuần lễ mà không nhận được tin tức gì của chồng con, sốt ruột, lo lắng, tôi chỉ biết cầu xin Phật Bà Quan Âm linh hiển để cho tôi biết tin chồng và con trai. Tình cờ, buổi sáng sớm hôm đó, trên đường đạp xe tới trường dạy học, tôi gặp người tổ chức chuyến đi của chồng tôi, tôi bèn phóng xe chận đường ông ta, hỏi thăm chuyến đi thế nào rồi, tôi vừa nói vừa khóc. Ông ta cho biết chuyến đi thất bại, qua Cần giờ thì bị công an bắt giải về giam ở đồn Cần Giờ, ông ta đang lo cho mọi người ra. Đầu óc tôi quay cuồng, bủn rủn chân tay, tưởng chừng không đứng vững nữa. Tôi đến trường dạy mà hồn để đâu đâu, không còn tâm trí giảng bài nữa, cuối buổi tôi làm đơn xin nghỉ dạy hôm sau vì ngày mốt là ngày tôi không có giờ lên lớp, kế tiếp là cuối tuần. tôi sẽ nghỉ mấy ngày liền, có thể đi thăm nuôi chồng, con. Bỏ cả bữa ăn trưa, tan dạy, tôi đạp xe ra bến Bạch Đằng hỏi thăm giờ giấc đò đi Cần Giờ, rồi ghé nhà mẹ chồng cho cụ hay tin và hẹn tối sẽ đến ngủ đêm và sáng sớm ngày mai sẽ đi đò ra Cần Giờ. Buổi chiều cả nhà xúm vào làm đồ ăn khô, mai mang đi thăm nuôi: làm mắm ruốc bà giáo Thảo với thịt mỡ, xả bằm, tôm khô, thịt kho khô, nước mắm kho quẹt, thịt chà bông cơm  nắm…thuốc men thông thường như thuốc cảm, tiêu chảy, ho, dầu gió.

Ba giờ sáng, tôi và mẹ chồng “tay xách, nách mang” đồ ăn, quần áo cho hai cha con, mua vé xuống đò chờ đợi khoảng nửa giờ, đò bắt đầu nổ máy ra khỏi bến. Mỗi ngày chỉ có một chuyến đò đi Cần giờ, rời bến lúc năm giờ sáng, ngày hôm sau đò quay về bến Bạch Đằng, cũng rời Cần giờ lúc năm giờ sáng. Gió sông mát rượi, cá nhảy tung tăng, bơi trên mặt nước, ánh bình minh vừa ló dạng, vạn vật như thêm sức sống, mặt nước lung linh như muôn vàn ánh mặt trời rọi xuống giòng nước. Đò chạy, làn nước bắn tung tóe, muôn vạn mảnh mặt trời vỡ vụn hòa tan vào giòng nước. Cảnh đẹp, mọi người trên đò râm ran trò truyện, cười nói vui vẻ, còn tôi và mẹ chồng, nhìn nhau thở dài, buồn hiu hắt, không thiết ngám cảnh bình minh hắt lên sông nước, đẹp như bức tranh.

                           ” Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ

Thật vậy, tôi buồn bã nhìn những con chim bói cá nhảy lên khỏi mặt nước rồi lại lặn xuống mà không khỏi trạnh lòng nhớ đến chồng con bây giờ ra sao, liệu họ bắt được trong mình mang theo giấy tờ là sĩ quan đi tù cải tạo về, có bị đánh đạp nhiều không, thằng con trai mới hơn năm tuổi, liệu chịu nổi cảnh đói, lạnh trong trại giam không? Trăm nghìn câu hỏi trong đầu, không có đáp án trả lời. Tôi nhắm mắt, ngồi ngay ngắn, tâm trí chỉ nghĩ đến niệm Phật Quan Âm, nhờ vậy lòng tôi tịnh lại, không bị xáo trộn nữa. Trưa đò đến nơi, tôi cùng mẹ chồng theo chân mọi người lên bờ. Hỏi thăm trại giam tù vượt biên, hai mẹ con đến nơi, đúng lúc những người tù đi lao động về tới. Tôi trình giấy tờ xin thăm nuôi, chờ chừng nửa giờ, chồng và con trai ra tới, con tôi vừa gầy vừa đen, quần áo lem luốc bẩn thỉu, còn chồng tôi trông như bộ xương cách trí, gầy, đen, râu ria xồm xoàm, nhìn thật thảm hại. Gặp tôi, cháu mừng rỡ chạy tới ôm mẹ, khóc đòi về nhà. Hôm đó chỉ có một mình gia đình tôi thăm nuôi nên trong phòng thật rộng, tôi trải tấm nylon sát góc nhà để trò truyện tránh bị công an dòm ngó. Mẹ chồng tôi dúi vào tay chồng tôi ít tiền mặt, nói chồng tôi dấu kỹ đi, còn tôi lúc khai thăm nuôi, đã khai số tiền đưa cho ông xã, ban quản lý trại đã giữ tiền này, sẽ đưa dần theo yêu cầu của chồng tôi!! Chồng tôi cho biết, mấy ngày đầu bị bắt, họ biết nhà tôi là sĩ quan, tù cải tạo về nên đã đánh nhà tôi chảy máu mồm miệng, nhốt vào thùng conex của Mỹ còn sót lại. Con trai tôi bị nhốt chung với bố,  cháu sợ bóng tối và nóng ban ngày, tối lạnh, nên cháu khóc rỉ rả cả ngày đêm. Họ cho cháu ra phòng ngủ chung với những người bị bắt, cháu sợ vì không thấy bố, cũng khóc suốt. Cuối cùng nhờ cháu khóc quá, họ đành thả bố cháu ra ngoài, hai bố con được nằm chung phòng với mọi người. Những người tù vượt biên này có thăm nuôi nên có tiền mua xôi, khoai lang do vợ con công an bán, họ chia xẻ cho con trai tôi một ít, nhờ thế cháu cũng đỡ đói. Tôi làm đơn xin lãnh con trai về, ban quản trị trại đồng ý vì cả trại có mình cháu là nhỏ nhất. Sau khi cháu về được một tháng thì ông chủ tàu cũng chạy cho mọi người được thả về hết, gia đình phải chi số tiền này. Tôi vẫn nguyện cầu Phật Bà Quan Âm mỗi ngày, ngay cả lúc làm bếp, đi đường, cầu cho tất cả chúng sinh thoát nạn, vượt biên được.

Một lần nữa Ngài lại cho gia đình tôi được hưởng ân Đức ngài ban cho, số là người tổ chức vượt biên lần trước, chuẩn bị tổ chức đi tiếp, nói ông xã tôi muốn tham gia, họ không lấy tiền thêm nữa, lần đi trước thất bại, nay cho đi khỏi trả tiền. Chúng tôi bàn bạc trong gia đình và không tham gia kỳ đi này, nói nếu ông ta thương người tù cải tạo thì hoàn trả số vàng đóng trước đây.Sau vài tháng, ông ta đến tận nhà tìm ông xã tôi, trả lại số vàng đã đóng trước đây, ông ta chỉ lấy năm chỉ, đó là số tiền chạy để thả ông xã tôi trước kia…. Thật là nhiệm mầu, tôi kêu cầu gì được nấy. Từ đấy tôi thành tâm tin tưởng vào sự Linh ứng của Ngài Quán Thế Âm, sự tin tưởng tuyệt đối và sau này gia đình tôi còn được hưởng nhiều sự nhiệm màu nữa. Tôi sẽ kể tiếp kỳ sau.

                           Nam Mô Đại Từ, Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

                                                                                                      Kim Oanh

                                                                                                                        03-2016


CẢM NGHĨ VỀ THIỀN VIỆN CHÂN NHƯ Ở NAVSOTA, TX

Diệu Như

Houston đang chuyển mình vào mùa thu,hơi thu lành lạnh và gió nhẹ heo may, những tia nắng long lanh trên cành cây ngọn cỏ, làm cho lòng mình cảm thấy phấn khởi lạ thường, có lẽ khi mình vui thì cảnh cũng vui lây chăng?

Bấy lâu nay,chúng tôi ai nấy cũng mơ ước có một Thiền Viện để mọi người về đây tu tập, chuyên tu Thiền Định.  Nhớ lại những năm về trước, chúng tôi gồm có 4 người, anh Cao Dũng, Hiếu Như ,Thuần Tuệ và Diệu Như, cả bốn chúng tôi đi xem đất rất nhiều nơi ròng rã suốt hơn mấy năm trời nhưng chưa đủ duyên lành – Mãi đến bây giờ niềm mơ ước đã trở thành sự thật- Qủa thật là bất khả tư nghì !

Với sự phát tâm rộng lớn của  biết bao thiền sinh từ Houston TX, và các thiền sinh khắp nơi trên toàn thế giới, từ Mỹ Châu (USA)- Úc – Pháp – Đức -Thụy sĩ – Canada – Việt Nam – mà giờ đây Ngôi nhà tâm linh Thiền viện Chân Như đã hiện hữu trên mảnh đất Navasota này, thuộc vùng Tây Bắc Houston.

Mảnh đất này rộng hơn 9 mẫu,với những cây thông cao vút trong rất đẹp mắt, bên cạnh có con lạch nhỏ

Mọi người về đây, ai ai cũng  đều cảm nhận được sự an lạc, không khí thật trong lành, tươi mát và thật yên tịnh, lý tưởng cho việc thiết lập một Thiền viện.

Theo như Hiếu Như kể lại thì ông chủ cũ đặt tên miếng đất này là HOPE , đúng như vậy, Thiền Viện CHÂN NHƯ là niềm hy vọng cho tất cả những ai về đây tu tập sẽ được an trú ở tâm Tathà tức Chân Như ngay tại bây giờ và ở đây- Đó là hoài bảo mà Thầy Thiền Chủ và Ni Sư Triệt Như đã tin tưởng vào các thiền sinh Thiền Tánh Không ở khắp mọi nơi , sau khi học và hành phương pháp Thở của Đức Phật và kỷ thuật Không Nói của Thầỵ

       Mùa thu trên đất Hous-ton

       Hương thu lành lạnh, gió lay nhẹ cành

       Đất lành chim đậu ai ơi

       Cùng nhau vỗ cánh bay về Chân Như

       Không trời, không đất, không mây

       Không trăng, không nước,không Mình ,không Ta

Đã hội đủ duyên lành chúng tôi tổ chức được̣ khóa nhập thất 5 ngày với sự hướng dẫn của Ni Sư Triệt Như tại TTTV Chân Như ở Navasota từ ngày 9/10-14/10

Đây là lần đầu tiên tổ chức nhập thất cho đại chúng mà t̀inḥ trạng thiền viện Chân Như cũng rất thô sơ, nhưng nhờ sự nhiệt tâm của tất cả anh chị em phát tâm giáo thọ mà sự nhập thất tương đối cũng  được hoàn chỉnh.

Phải nói thật sự tán thán công đức của Thông Quang trong công trình order và quản lý việc thiết lập ngôi nhà tiền chế mới (chúng tôi gọi là ngôi nhà An Lạc).

Chỉ còn có 1 tuần nữa là đến khóa nhập thất mà chủa thấy đủọ̉c hoàn chỉnh lắm ,Ngôi nhà an lạc chủa có điện nủỏ́c và cầu thang đi vào nhà ̣ Làm chúng tôi cũng rất ái ngại ̣

Nhủng không ngỏ̀ mọi việc đều tiến hành tốt đẹp, có lè lòng thành tâm của chúng tôi đã cảm động đến Long Thần Hộ Pháp chăng ! Có sự vận hành một cách suông sẻ ,tràn đầy năng lượng an lành của sự phát tâm vì người khác.

Diệu Như-Hạnh Phổ-Thông Quang order những tấm folding mattress cho các thiền sinh nằm cho thoải mái cũng đã được giao hàng đúng lúc.

Hiếu Như-Thuần Đức-Như Oanh-Huệ Dung-Cẩm Hồng giúp đỡ điều hành ban ẩm thực – Nhất là Hiếu Như rất tận tình chu đáo chăm sóc trong ngoài cho nhà bếp và thức ăn, thuốc men cho thiền sinh.

Huệ Thanh giúp đỡ việc in ấn giấy tờ Nội Qui và ghi danh

Diệu Như- Hạnh Phổ điều hợp chương trình nhập thất.

Tất cả hết lòng hướng tâm về chương trình nhập thất kỳ này với sự gia trì của ni su Triệt Như nên Long thần Hộ pháp đã yểm trợ rất nhiều cho chương trình nhập thất và công trình xây dựng thiền viện Chân Như sớm được thành tựu viên mãn.

Thắm thoát rồi ngày nhập thất cũng đã đến, Chúng tôi tề tựu đông đủ về Thiền viện CN vào lúc 9 g sáng ngày chủ nhật 9/10.

Đúng 10 giờ Diệu Như đại diện ban tổ chức đọc nội qui của khóa Nhập Thất chuyên tu Thiền Định Huệ đồng thời, sau đó chúng tôi ngồi tĩnh tâm và Ni Sư bất đầu khai mạc buổi lễ.

Chương trình nhập thất đã được công bố và được ni sư chấp thuậṇ – Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh của buổi lễ, ai nấy cũng cảm nhận được từ trường an lạc và từ bi cùa ni sư và mọi người đều cảm thấy hoan hỷ vô cùng̣  ̣Giờ giấc rất miên mật, theo thủ tục từ sáng đến tối.

Chương trình bao gồm Thiền hành,tọa thiền,thiền trong bốn oai nghi, lúc ăn uống, nằm, ngồi, hay ngồi nghỉ.

Mỗi buổi sáng sau thời tọa Thiền, chúng tôii có tập KHÍ CÔNG cho thân thể được khỏe mạnḥ -Thân và Tâm đều an lạc, hài hòa.

Kỳ này nhập thất ,thật vui ghê!

Đứng ,đi ,nằm ,nghỉ đều không nói

Quán tính lặng yên bỗng tràn trề

Mặ̣t mày ai nấy đều tươi tắn

Hỷ lạc lan xa khắp mọi bề

Trong kỳ nhập thất này có cô Ái Khiêm từ Oklahoma xin phát tâm qui Y ̣ Ni Sư cho pháp danh là Như Khiêm

Buổi lễ qui y này rất cảm động và rất ấm cúng – Ni Sư giải thích rõ ràng về 5 giới mà người cư sĩ thiền sinh phải giữ giới và tu tập – lúc đầu chúng ta cần gìn giữ giới tướng để thân tâm được an tịnh, nếu có sự tu tập thiền định vững chắc, thì giới thể và giới tướng sẽ là mộṭ (pháp không nói của thiền Tánh Không)

Tuy là lễ qui y đơn giản nhưng rất trang nghiêm, những thiền sinh cũng học hỏi rất nhiều qua sự giảng dạy của ni sư về 5 giới của người cư sĩ thiền sinh để ứng xử trong đời sống hàng ngày, mà không bị đi sai lạc.

Riêng về thiền tập thì 2 ngày đầu chúng tôi chia 2 nhóm

Nhóm A dành cho các bạn hoàn toàn mới vào con đường thiền định.

Nhóm̀ B dành cho các bạn đã có ít nhiều kinh nghiệm định

Kết qủa cuối khóa các anh chị em thiền sinh có nhiều tiến bộ trên thân- tâm – trí tuệ tâm linh.

Tiến bộ rõ rệt nhất là anh Phú (pháp danh Duyên Giác). Từ trước đến nay kỹ thuật KN đối với anh rất khó khăn, anh cảm thấy thích hợp với phương pháp thở hơn, nhưng qua kỳ nhập thất này , anh đã nhận ra kỹ thuật KN là xe một số đi thẳng vào tánh giác một cách nhanh chóng và kỳ diệu.

Chị Chân Qúi là một thiền sinh mới cũng đã nếm được chút ít hương vị của thiền, chị cảm thấy an tịnh hơn và bớt nói thầm trong não, tâm bớt xao động và có chuyển đổi nhận thức, không còn u uất và buồn như ngày xưa nữa – Đặc biệt là có Lan Hương luôn đi bên cạnh chị Qúi để nhắc nhở những chiêu thức và kỹ thuặt thực hành thiền Định, thật thấm thía tình pháp lữ đồng tu !

Chị Nũng – Như Khiêm – Kim Oanh – Kim Phó là người ở tiểu bang khác về đây, cũng đạt được những kết qủa tốt, và đã đóng góp cho việc xây dựng TV Chân Như. Chị Phỉ – Chị Cúc – chi Mai – Diệu Hằng – chi Tịnh Hạnh – chị Từ Nhân ai ai cũng có sự an lac, rạng rỡ, nụ cười hỷ lạc trên môi, năng lượng của các chị đã sưởi ấm trái tim của chúng em, khi thấy các chị tiến bộ làm mình cũng vui lây.

Duy Tuấn – An Phong là những người trẻ lần đầu tiên đi nhập thất, cũng rất an lạc và nhận ra con đường thiền ta đi, hai em cũng hoan hỷ sẽ tham gia sinh hoạt với hội t̀hiền TK bây giờ và sau này để giúp các thanh thiếu nhi. ̣

Lành thay!

Từ đây Thông Quang đã có anh Phú, Duy Tuấn, Không Sơn phụ giúp một tay trong công việc bảo trì thiền viện, lành thay!

Số người nhập thất gồm 25 vị,17 vị dự khóa toàn phần và 8 vị bán phần  ̣Tất cả ai nấy cũng được ít nhiều an lạc, và thấy được sự ích lợi của việc nhập thất, một nhu cầu cần thiết cho đời sống tâm linh của mình

Mong sao sự xây dựng TVCN sớm được thành tựu để đem lại biết bao an lạc cho nhiều người!

Đây cũng là sụ̉ Tạ ơn của chúng ta đối vỏ́i Phật-Thầy-Tổ, có bổn phận tiếp nốl và trao truyền cho thế hệ mai sauĐường về Thiền Viện qúa thênh thang !

Thiền Hành

Thiền Viện Chân Như

Lễ Quy Y của Như Khiêm

Thiền Viện Chân Như

Anh Duyên Giác (Phú)

Thiền Viện Chân Như

Thiền Viện Chân Như

Ni Sư và các Thiền Sinh

Thiền Viện Chân Như

Ni Sư và các Thiền Sinh

Thiền Viện Chân Như

Ni Sư và các Thiền Sinh

Thiền Viện Chân Như

Thiền Viện Chân Như

Gập ghềnh sỏi đá cũng chẳng màng

Thong dong tự tại cùng mây gió

Chân Như nội tại khó nghĩ bàn !

Diệu Như (TV Chân Như) 20/10/16


KHÓA AN CƯ MỘT THÁNG TẠI TỔ ĐÌNH THIỀN TÁNH KHÔNG NAM CALIFORNIA

Diệu Phương (Kim Oanh)

Mùa hè năm 2019 tôi nhận được thông báo từ Ni Sư Triệt Như gửi, cho biết có khóa an cư cho Tăng, Ni và thiền sinh Thiền Tánh Không tại tổ đình, thời gian một tháng từ ngày 01-02-2020 đến ngày 29-02-2020, do Ni Sư hướng dẫn. Tôi và Như Quỳnh quyết định ghi tên tham dự.

Mong chờ, nôn nóng để tới ngày đi tu học, rồi ngày đó cũng tới, chúng tôi ra sân bay, mặt đeo khẩu trang vì lúc này dịch Corona đang phát triển. Tới phi trường LAX đã tối, người nhà cô Như Quỳnh đã chờ sẵn đón để chở đến tổ đình. Đường tới tổ đình xa và khúc khủy, đoạn đường gần tới tổ đình không đèn đường, cell phone không bắt được sóng. Hai bên đường vách đá sừng sững, không bóng người, mọi người lo đi lạc. May quá cuối cùng cũng tới nơi. Chúng tôi gặp chào Ni Sư và những bạn dồng tu tới từ chiều rồi ghi tên lấy phòng để ở suốt tháng.. Chúng tôi ở cốc số 19, trong phòng co ba giuờng tiện nghi có máy điều hòa không khí .Khăn trải giường cũng như chăn, gối đều mới toanh, nhà vệ sinh ngay cạnh phòng có nước nóng, nước lạnh, phòng tắm . Đi tu học như vầy là quá sung sướng đầy đủ tiện nghi.

Chúng tôi được phát mỗi người một tờ chương trình, cứ thế mà thực hành Mỗi sáng 5:00 am tập trung ở thiền đường tụng kinh rồi ngồi thiền một giờ, tập khí công 30 phút, sau đó có một giờ nghỉ chuẩn bị ăn sáng. Đúng 9:00 am vào thiền đường học giáo lý, 11:00 am nghỉ ăn trưa. 2:30:pm bắt đầu học giáo lý tiếp, 5:00 pm nghỉ chuẩn bị ăn tối đến 7:30 pm ngồi thiền một giờ. Sau 9:00 pm về phòng ngủ nghỉ.

Tuần lễ đầu tôi dậy sớm thật vất vả buồn ngủ quá và rồi cũng quen và vì ở trên núi, tối về cốc, nhìn bầu trời trăng, sao, mà dân ở thành phố khó có dịp ngắm cảnh đêm đẹp như vậy, gió mát trăng thanh, hòa quyện cùng tiếng gà gáy, trâu, bò rống, chó chu, mèo kêu. Nhìn xa xa là ánh đèn nhà cửa từ đỉnh núi rọi xuống, những tảng đá lớn nhỏ nhấp nhô dưới ánh trăng, phong cảnh tuyệt đẹp. Buổi sáng sớm, trời còn mờ tối, dùng đèn pin soi đường dẫn về thiền đường, người và cảnh hòa lẫn cùng tiếng gió thổi vào hàng cây tiêu, cành lá tạo thành âm thanh lao xao, lá tiêu rũ xuống đong đưa, đi ngang qua chúng chạm vào mặt, thoảng mùi thơm. Thật là cảnh thần tiên.

Khóa an cư này chủ yếu hướng dẫn cho Tăng, Ni, chúng tôi là thiền sinh được Cô từ bi cho học “ké”. Phương pháp giảng dạy khác hẳn những khóa học trước, Ni Sư giảng rất kỹ chi tiết về giới luật, về những bài kinh và sau đó cho thực hành ngoài trời với các chủ đề khác nhau. Có chủ đề dùng các tánh nghe, tánh thấy, tánh xúc chạm, có chủ đề chỉ được dùng tánh thấy với cái Biết không lời, có chủ đề Cô cho dùng tất cả các tánh và giữ cái Biết có lời v.v…

Tới giờ thực hành lớp học thật sôi động người nào cũng túa ra sân tìm kiếm chủ đề, sau 30ph nghe kẻng gõ thì vào lớp, lần lượt trình bầy nhận thức của mình về chủ đề Cô cho. Nếu nhận thức chưa đúng Cô bổ túc thêm. Sau khi cả lớp nói xong, Ni Sư đặt câu hỏi để tóm tắt lại chủ đề chính mà mọi người trả lời, cuối cùng Cô tóm tắt lại và đưa ra ý kiến về chủ đề Cô cho. Trong lớp ai cũng vui mừng, hân hoan với phương pháp mới này, có rất nhiều ý kiến khác nhau rất sâu sắc mà một người không nhận ra được. Nay được nghe, tiếp thu nhiều ý mới thật rất bổ ích và riêng cá nhân tôi, rất thích phương pháp mới học hỏi được nhiều điều hữu ích cho việc tu tập. Một tháng an cư qua mau, tôi tưởng chừng như học được kiến thức của nhiều năm, có những điều tôi tưởng chừng đã thông hiểu lắm, nay đươc nghe Cô giảng kỹ qua các bài kinh và giới luật, tôi mới biết sự hiểu của tôi chỉ là bề mặt chứ chưa thật sự sâu sắc, nay được bổ sung thêm, thật là vui mừng.

Mang tâm trạng sung sướng, vui mừng qua một tháng an cư, tôi viết ra những điều tôi tâm đắc,  nhưng chỉ viết một, hai chủ đề thôi, dịp khác sẽ viết thêm.

                                                      Quy luật vô thường

Ni Sư cho chủ đề Tánh Thấy với cái Biết không lời, ra sân 30 phút, sau vào lớp trình bày lại cho cả lớp nghe.Tôi ra khỏi lớp học, lòng phân vân không biết tìm gì để nói về chủ đề. Chợt nhìn ra cổng thấy cây hoa hồng mầu vàng, tôi đi ngay đến bên cây ngắm nhìn cây và những bông hoa, tôi nhận ra sự khác nhau giữa các bông hoa, những cành cây. Quán sát một lát tôi đã có sẵn câu trả lời, trở vào lớp đến lượt tôi lên trình bầy, tôi đã đưa ra nhận thức về quy luật vô thường, quy luật này không chừa một ai, vạn vật cũng như con người:

-“Sau khi quán sát kỹ cây hồng vàng, có những cành đã khô héo, có những cành còn xanh nhưng nhìn chung từ gốc cây đến các cành đều có sự khác nhau : có cành khô và nhỏ rụng lá, có cành còn tươi và lá xanh mơn mởn, có cành còn cả lá xanh và hoa. Hoa cũng có bông mới chớm nụ, có bông đã hơi hé nở, có bông đã nở rực rỡ với những cánh hoa vàng, có vài bông ủ rũ, héo, úa tàn, bông hoa gục đầu chúc xuống đất. Nhìn những bông hoa với nhiều sắc thái khác nhau, tôi liên tưởng đến con người mà đức Phật đã cho chúng ta biết là con người đã trải qua bốn giai đoạn: Sinh, Trụ, Hoại, Diệt (sinh, lão, bệnh, tử). Con người khi mới sinh ra, chỉ là đứa bé, khi đói, khát cũng chỉ biết khóc giống như nụ hoa hồng mới chớm nụ. Đến khi con người lớn hơn, đi học đi làm, ví như bông hồng vàng đang hé nở.Thời trưởng thành đi làm công danh sự nghiệp thành công, kiếm nhiều tiền lo cho gia đình, thời kỳ này giống như bông hồng nở rực rỡ, tươi đẹp dưới ánh nắng ban mai. Đến lúc bệnh tật, già nua, chờ ngày “trở về với cát bụi”, cũng giống bông hồng vàng héo hon ủ rũ cánh hoa chuyển qua màu nâu ảm đạm.

Hiện tượng thế gian luôn thay đổi, thay đổi từng giây, từng phút, con người cũng vậy, cây cỏ cũng thế, quy luật vô thường không chừa một vật, một người nào cả, có sinh thì có diệt. Biết như vậy ta nên mau mau tu tập , tránh cái ác, bất thiện, lời nói, suy nghĩ đều luôn luôn là Thiện.”

Tôi rất tâm đắc quy luật vô thường, biết một cách rõ ràng, sâu sắc, nhất là sau khi được học bài kinh Đại Xóm Ngựa, tôi đã biết mình phải làm gì, phải lo tu tập để ngày ra đi không mang theo thức xấu, mình sẽ là người chứng khi ra đi giải thoát được đau khổ, chấp nhận sự sinh tử là lẽ thường tình, ra đi một cách an nhiên tự tại…

                                                               Con Đường

Sau mỗi buổi học giáo lý, học kinh, Ni Sư cho thực tập ngoài trời, hôm nay học giới luật cho Sa Di và bài kinh thí dụ về Lõi Cây, Cô giảng rất hay, nghe xong thật thấm thía. Sáng hôm sau Cô cho thực tập chủ đề Con Đường với ba tánh Thấy, Nghe, Xúc Chạm.

Cả lớp ùa ra sân mỗi người đi một ngã để tìm chủ đề. Riêng tôi ra khỏi lớp học, rẽ bên trái, gặp ngã ba đường đứng lại, lòng phân vân không biết nên đi bên phải hay bên trái đây? Nhìn đoạn đường phía bên trái vừa rộng rãi vừa bằng phẳng dễ đi, tôi quyết định đi con đường bên tay trái. Vừa đi vừa nghe tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng trâu bò rống, tiếng chó sủa từ khu nông trại bên cạnh vọng qua, thỉnh thoảng có tiếng máy bay trên bầu trời, tất cả tạo thành một âm thanh rộn ràng, vui vẻ, an bình trong lòng.

 Chân bước trên sỏi đá lúc này tôi có cảm giác dưới chân có nhạc, đang hòa lẫn với không gian, mang đến sự vui tươi, êm đềm cho mọi người. Cảm giác sỏi đá đâm vào đế giầy làm nhói bàn chân như mấy ngày trước không còn nữa, tôi tự hỏi: Sao vậy nhỉ? à thì ra mình đã được học kỹ là không dính mắc, dán nhãn và thiền mỗi ngày hai thời, tâm mình đã có chuyển, thay đổi ít nhiều: đặt chánh niệm trên mỗi bước đi, nghe chỉ biết nghe, nhìn chỉ biết nhìn, vì vậy tâm an bình, tĩnh lặng không bị dính mắc.Chẳng mấy chốc tôi đi đến cuối đường, cuối con đường là hàng rào ngăn cách farm bên cạnh và Tổ đình, khúc đường này mở rộng, bằng phẳng,trải đá rất đẹp.

 Nhìn đoạn đường rơi vào ngõ cụt, tôi nghĩ ngay đến bài Đại Kinh Xóm Ngựa và Lõi Cây  mới được học. Tôi liên tưởng nếu một người sống phóng dật, say mê, sống buông thả không biết tu tập, giữ kỷ luật: lo rượu chè trác táng, không thích giữ gìn giới luật, thích sống theo đam mê của mình thì chẳng khác chi chọn con đường bằng phẳng, dễ đi như con đường tôi vừa đi qua, như vậy sẽ rơi vào ngõ cụt không lối thoát, sống phí phạm thời gian của mình. Muốn sống đời đáng sống, xứng đáng là con người ta nên tu tập, sống giữ giới, không ngại gian khổ mới không uổng kiếp người.

Nghĩ như vậy tôi quyết định quay về điểm xuất phát, đi phía tay phải mặc dù đường phía bên phải có sỏi đá gồ ghề, đường nhỏ hẹp bụi bậm. Trong lòng giữ chánh niệm nên tôi bình thản  chân bước đi trên con đường gập ghềnh, tâm tĩnh lặng không nói thầm. Đi được một quãng ngắn nhìn hai bên vệ đường cây cỏ xanh tươi với những khóm hoa cúc đang nở bông vàng rực rỡ, tươi thắm, dưới đất những bông hoa dại cố vươn mình dưới nắng mai, khoe sắc tím, sắc vàng, tuy là cây dại, nhỏ bé nhưng chúng cũng có “hồn”, cảm nhận thời tiết tốt để vươn mình trổ hoa làm đẹp cho đời đúng lúc, đúng thời. Những bông hoa dại đã nhắc nhở tôi phải biết sống và vui những gì mình đang có, giúp gì được cho người khác thì nên giúp, dù chỉ là lời nói, nụ cười: Hãy tu tập đi, làm theo lời dạy của Đức Phật, đừng sống lãng phí cuộc đời. Phải luôn giữ giới đức, tu tập miên mật, để đạt được Quán, Chỉ, Định, cuối cùng trí Tuệ phát huy, ta không bị dính mắc với cuộc đời.

Keng! Keng! Keng!

Tiếng kẻng báo cho mọi người biết đã tới giờ trở lại thiền đường, tôi như tỉnh cơn mộng và biết tôi phải làm gì và chọn một trong hai con đường vừa đi qua. Dĩ nhiên tôi chọn con đường thứ hai, gập ghềnh khó đi nhưng mang lại sự bình an, giải thoát mọi đau khổ vì mình đã biết Tu Tập theo Pháp của Phật, cũng đúng lúc bước chân vào thiền đường, chỗ này là nơi tôi đã đi tìm, đúng là Hồ Nước Trong mà Đức Phật đã nói.

Nếu có dịp tôi sẽ kể tiếp về những ngày an cư.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Diệu Phương (Kim Oanh)


TƯỞNG NHỚ THẦY THIỀN CHỦ -Thích Thông Triệt

Diệu Phương (Kim Oanh)

Diệu Phương và Như Trầm

Mùa Thu lại tới, cây ngoài vườn bắt đầu thay mầu đổi lá: có cây lá đã chuyển sang mầu đỏ thắm, có cây lá chuyển sang màu vàng. Mỗi cơn gió thổi lá vàng lác đác rơi, dưới đất đầy lá vàng trông như thảm cỏ .Những lá xanh còn dính trên cành mầu nâu thẫm, tất cả tạo nên bức tranh đẹp. Thời tiết, phong cảnh đã khiến con người hay chạnh lòng nhớ đến chuyện buồn đã qua. Con đã nhớ đến Thầy và viết đôi dòng tâm sự của con.

Mùa Thu năm ngoái nhận được tin Thầy đã ra đi, bỏ đám thiền sinh mà Thầy dìu dắt bao năm qua, con thật buồn nhưng nhớ những bài giảng của Thầy, được Ni Sư hướng dẫn, con hiểu sâu sắc về quy luật vô thường, về Lý duyên khởi nên đã nén đau buồn, tu tập chăm chỉ hơn, nghe nhiều bài giảng hơn để đền đáp công ơn Thầy đã dày công biên soạn những bài Pháp của Phật, để chúng con được tu học dưới sự hướng dẫn của Ni Sư Triêt Như.

Con bắt đầu đến với Thiền Tánh Không năm 2012, theo lớp Thiền căn bản tại Houston và tiếp tục theo học cho đến hiện nay. Tháng 11-2012 con được gặp Thầy trong khóa nhập thất ở Camp, do Thầy Không Chiếu hướng dẫn. Thầy từ California bay qua Houston và ghé thăm khóa tu học vài giờ.Lần đầu gặp Thầy con rất có ấn tượng: Thầy giản dị, bình dân, nét mặt hiền từ, nhân hậu với nụ cười luôn nở trên môi. Thầy thăm hỏi , rồi hỏi ai là người mới, Thầy ân cần hỏi làm sao biết Thiền Tánh Không, ở đâu tới…Trước khi ra về, Thầy nhắc lớp học sao không có bảng viết và chúc các thiền sinh tu tập tinh tấn.Rồi những năm học kế tiếp, con may mắn được gặp Thầy nhiều hơn. Mỗi lần qua Houston học con được Hạnh Phổ đưa đón đến đạo tràng và ở nhà Hạnh Phổ, nhờ vậy năm nào Ni Sư về dạy, con đều có cơ hội qua đó. Thầy hướng dẫn riêng cho nhóm giáo thọ và truy bài họ vào những buổi tối (ban ngày có lớp Ni Sư) , vì ở chung nhà với Hạnh Phổ nên con được đi theo tới đạo tràng, nhưng không được ngồi học chung, con ngồi cuối phòng chờ bạn tan buổi học cùng về.

Tối hôm đó Thầy cho nhóm giáo thọ ngồi thiền, con cũng được cùng ngồi thiền chung, sau giờ thiền, Thầy hỏi mọi người:

-Hai cô này ngồi yên không nhúc nhích, vậy mọi người có đồng ý cho tham dự vào lớp học chung không?

Mọi người đồng ý, thế là con và một cô nữa được cơ hội nghe Thầy hướng dẫn các bạn giáo thọ về đề tài “não bộ và đường mòn ngôn ngữ”. Khóa nhập thất đầu tiên tổ chức ở ABC, con tham dự nên có cơ duyên được Thầy hướng dẫn bài học”Bảy bước vào Tâm Tatha”, sau đó chia nhóm học, con ở nhóm Thầy Không Chiếu . Nhóm này đa số là người mới tu tập nên vào Định khó khăn, con cũng vậy, đã thế ngồi chừng 15 phút là tê chân rồi, Thầy Không Như ngồi gần con, chỉ cách ngồi sao cho khỏi tê chân, nhưng cũng chỉ ngồi được tối đa 20 phút thôi, Thầy đã mắng ” ngu quá, chỉ hoài mà vẫn không ngồi được”. Con biết Thầy muốn con tốt nên la vậy, nên con chỉ biết xin lỗi Thầy… cuối cùng con cũng vào Định dược nhờ câu nói của Thầy Không Chiếu:

-” Quý vị cứ nghĩ ngồi thiền như ngồi chơi – như nước đun hoài rồi cũng phải sôi”. “Đừng tập trung, nghĩ  là phải vào Định cho bằng được…”

Cũng trong thời gian nhập thất ở ABC, Thầy Thiền Chủ cho gọi từng thiền sinh vào phòng để hỏi bài, coi hiểu đến đâu và cần Thầy hướng dẫn thêm . Đến lượt con, Tâm Như  ra gọi tên và dẫn vào phòng Thầy, Thầy hỏi bài rất kỹ, rồi Thầy cho thực tập từng bước nữa, may mắn con dã qua được sự khảo bài của Thầy. Thầy còn nói  “Được”, thế là trong đầu con nói thầm “vậy Thầy cho con lên lớp 2 nha Thầy”. Con vưà nghĩ xong thì Thầy hỏi ngay:

-” Vừa rồi con có nói thầm gì trong đầu không?”

Trời đất ơi, con giật mình và vội vàng trả lời Thầy: “Có ạ, con nói thầm vậy Thầy cho con lên lớp hai nha”.

Thầy với nụ cười nhân hậu, đầy sự khoan dung,Thầy nói:

-“Được, cho con lên lớp hai”

Vừa rời khỏi phòng, Tâm Như và con phá lên cười, cùng nói : May quá nói thật khi Thầy hỏi, nếu nói dối Thầy cũng biết.

Thưa Thầy, con viết những kỷ niệm về Thầy nhân ngày giỗ Thầy như một lời Tri ân của con, một thiền sinh may mắn có duyên lành được học Pháp của Phật qua bài soạn của Thầy và Ni Sư Triệt Như thuyết giảng. Những bài học rất bổ ích đã giúp con thân, tâm khỏe mạnh, trí huệ đã bừng sáng, miên mật tu tập, thực hành theo sự hướng dẫn của Ni Sư.

Chúng con nhớ ơn Thầy và không quên ơn của Ni Sư đã tận tâm giảng dạy cho chúng con hiểu về Pháp của Phật để ứng dụng vào dời sống đạt được: Thoát khổ, giác ngộ, giải thoát.

                                                 Xin Thầy an nghỉ.

                                                                                    NC ngày 17-12-2020

                                                                                         Diệu Phương (Kim Oanh)


JAPANESE GARDEN IN SEATTLE

Bạn hiền ơi, bạn hãy cùng Hoàng Tiến đi thăm vườn Nhật ở Seattle nhé.

Bạn thấy không trời xanh mây trắng, hoa đỗ quyên khoe sắc tím trên nền xanh lá. Cây cỏ như mìm cười với bạn. Gió se lạnh nhưng cảm giác thật dễ chịu. trước thiên nhiên tuyệt mỹ. Bao mệt mỏi như tan biến thấ́y mình thật nhẹ nhõm tận hưởng những gì thiên nhiên trao tặng. Mình không quên chụp lại tấm hình cho bạn hiền xem nè.

Bạn đừng nói là mình đi săn hình nha. Tại mình thấy ‘đi săn hình’ nghe nó dữ dội quá. Chỉ là đi thưởng thức cái đẹp của đất trời và chụp lại khoảnh khắcmà mì̀nh cảm được vẻ đẹp cùa hoa, của lá,của mây, của nước. Giây phút ây bạn như quên hết mọi chuyện và chỉ enjoy thời khắc tuyệt vời ấy mà thôi bạn hiền ơi

Japanese Garden – Seattle

by Hoàng Tiến

Japanese Garden – Seattle

by Hoàng Tiến

Japanese Garden – Seattle

by Hoàng Tiến

Japanese Garden – Seattle

by Hoàng Tiến

Japanese Garden – Seattle

by Hoàng Tiến

Mắt Sân Nhìn Đời

by Hoàng Tiến


TÔI THẤY EM

Như Tâm

Tôi Thấy Em…

Em ở đây lẻ loi, khác lạ ?

Có bao giờ em hỏi tại sao em đến và ước gì mình  trở về  nơi ấy ?

Tôi thấy em  giữa những thiên thần cánh mỏng

Mang trong em ánh sáng mùa xuân vĩnh hằng

Em chỉ là em thế thôi

Chúng ta không khác gì nhau

Ở lại đây nhé em

Lìa xa những dòng người tấp nập

Để lạc mất nhau này và bắt đầu tìm nhau trong hơi thở  phải không em !

Như Tâm 4/20/22


ĐI GẶP MÙA XUÂN

Tâm Như

Ngày… tháng …năm

Bạn hiền ơi,

Tôi viết những dòng nầy cho bạn sau một buổi thiền tập có nhiều hạnh phúc.  Tôi nhớ lại mình gặp nhau cách đây 8 năm rồi.  Ngày đó Thầy tôi đã giới thiệu bạn cùng tôi.  Lúc đầu gặp bạn, tôi chưa có niềm vui được quen bạn nhưng tôi cảm nhận người bạn nầy thật khác những người bạn tôi đã từng quen.  Bạn không hề bày tỏ sự thân tình, không cùng tôi đi chơi, cũng không hiện diện trong những giấc mơ đẹp của tôi.  Bạn chỉ ở đó yên lặng, riêng một góc trời…

Thầy tôi bảo tôi cần học cách quen bạn.  Tôi cố gắng từng bước , cũng có lúc cảm giác thật gần bạn rồi cũng có lúc cảm thấy còn cách xa bạn ngàn dặm.  Tôi biết mặc dù tôi ao ước được tiếp cận bạn, tôi vẫn chưa biết đường vào.

Cho đến một ngày kia, một buổi sáng thiền hành tôi đã thầm gọi tên bạn và chợt rơi vào khoảnh khắc yên lặng tuyệt vời.  Ngày hôm đó có bạn cùng tôi trên những bước thiền hành, tôi cảm nhận ánh sáng chan hoà trên mỗi đầu lá, ngọn cỏ.  Cảnh vật chưa bao giờ đẹp dến thế, tôi không còn chủ động bước đi mà chân vẫn bước  trên đường, lòng tôi dâng lên một niềm vui khó tả, không có nguyên nhân gì mà không hiểu sao lại vui đến thế.

Từ đó tôi  nhận ra cách nào tiếp cận bạn.  Trong nhịp sống bận rộn của tôi, tôi đều có bạn dù tôi đang lái xe, đang bận rộn lo việc cơm áo, hay đang ngồi thiền trong đêm thanh vắng.  Trong cái yên lặng mênh mông, bạn dắt tôi qua những tầng Thiền và cảm nhận cái hạnh phúc không thể sánh được với những gì tôi đã biết qua, cái hạnh phúc khi ăn ngon, mặc đẹp, khi tôi biết mình thi đậu vào trường Y, khi tôi tốt nghiệp, khi cầm tay người bạn đời trong ngày cưới…. cũng không so sánh được với niềm vui nầy. Mà bạn có làm gì đâu?  Chỉ là yên lặng ngồi bên tôi và tâm tôi cũng yên lặng không chút mong cầu, không nói gì với nhau mà sự cảm thông không thể nào nói hết.

Bây giờ tôi hiểu tại sao Thầy tôi ân cần giới thiệu bạn với tôi.  Có bạn, tôi đi giửa cuộc đời vững chải, thong dong, không bị gió đời đánh gục.  Có bạn, tôi thêm sức mạnh đối diện cùng bệnh khổ.  Có bạn vào giờ phút cuối đời, khi không có ai ngay cả những người tôi thương yêu nhất, không còn gì kể cả những gì tôi quý giá nhất, chỉ còn lại bạn cùng tôi đi qua cửa tử.  Sẽ không có ai hết.  Trừ bạn, bạn hiền của tôi.

Hôm nay xã Thiền, tôi thật hạnh phúc ghi lại mấy dòng gửi bạn. Tôi hết lòng tri ân Thầy và cảm ơn bạn.

Ngoài kia, đất trời đang vào Xuân.  Còn tôi đã gặp mùa Xuân của mình.

TÂM NHƯ


Tâm Dịch

TÂM DỊCH

Tâm Như

NHÂN DỊCH COVID-19

 Cùng bạn hiền QUÁN CHIẾU “TÂM DỊCH”

Con ngưòi gồm Thân và Tâm.  Phật dạy Tâm làm chủ các Pháp nghĩa là làm chủ Thân.  Hiện nay nhân loại đang khốn đốn vì sức lây nhiểm hằng triệu người, vượt qua ranh giới của quốc gia, chủng tộc, và chưa có cách gì khống chế hay phòng ngừa.

Covid-19 là bệnh Thân, còn Tâm là chủ của Thân có bệnn gì không?

Đức Phật là bậc Y VƯƠNG, đã từ lâu cảnh tỉnh nhân loại về một loại bệnh của Tâm với sức lan truyền và hậu quả trầm trọng gấp vạn lần dịch  Covid.  Tạm gọi bệnh nầy là TÂM DỊCH với các đặc điểm như sau:

1-Nguyên nhân: VIRUS “TỰ NGÔ

 2-Mức độ lây lan:  Chỉ xét trong thế giới loài người thì đã là con người thì đều mắc bệnh, không pbân biệt tuổi tác, màu da, học thức (một số nghiên cứu cho thấy hình như học thức càng cao thì bệnn càng nặng?)

3-Triệu chứng: có thể phát ra rõ hay khéo che dấu, nhưng có che dấu cở nào Phật đều biết rõ hết (vì Phật là Y VƯƠNG mà)

1-Bệnh nhân thường MUỐN không bao giờ biết đủ: không phải muốn nhiều lắm đâu chỉ là vài thứ như tiền của, sắc dục, chức quyền, ăn ngon, ngủ nhiều.  Còn những thứ như trách nhiệm, hy sinh, giúp đời  thì người nầy BUÔNG triệt để

2-Bệnh nhân thường không hài lòng, chê trách người, bất mãn hoàn cảnh, thù dai, phiền giận lỗi người thì nói “sống để bụng chết mang theo”, còn nếu là lỗi của mình thì người ấy thực hành “quên đi, ai mà không lầm lỗi”

3-Nếu có dịp tiếp xúc với bệnh nhân ta thường nghe họ nói về                TÔI và CỦA TÔI

-Tôi là số 1, có ai hơn

-Tôi là người thành công: nhìn nhà tôi, xe tôi, chức vụ tôi thì biết

-Tôi là chủ gia đình mà không nghe lời tôi là sao?

……và còn rất nhiều lời bắt đầu bằng TÔI  kèm theo THÍCH/GHÉT để nói lên cảm xúc của mình khi đối duyên xúc cảnh.

4-Cách chữa:

Đây là thuốc chữa bệnh mà bậc Y VƯƠNG  kê đơn bảo đảm 100% hết bệnh:

-Toa thuốc trị triệu chứng:

          – Đối tri Tham bằng THỰC HÀNH BỐ THÍ

         -Đối trị đam mê sắc dục: QUÁN BẤT TỊNH CỦA THÂN NGƯỜI

          -Đối trị Sân bằng THỰC HÀNH TÂM TỪ, NHẪN NHỤC

          -Đối trị Si bằng học PHÁP PHẬT để nương TRÍ TUỆ PHẬT mà 

         biết thực tướng các Pháp để bớt dính mắc, bớt khổ, bớt tạo nghiệp

-Toa thuốc trị dứt virus “TỰ NGÔ

Thuốc  “VÔ NGÔ có sẳn trong Tâm mỗi người chỉ cần   biết nó ở đâu để lấy ra sử dụng

                  Các hiệu thuốc cùng tác dụng: CHÁNH NIÊM TĨNH GIÁC

                                                                      NHẬN THỨC KHÔNG LỜI

                                                                       TUỆ TRI NHƯ THẬT

5-Biểu hiện khi hết bệnh:

Vị ấy sống thong dong giữa hai dòng thuân nghich của cuộc đời, hài hoà với chính mình, với tha nhân và hoàn cảnh sống

Rồi đến ngày ra đi vị ấy nói như sau:

 “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời nầy không còn trở lại nữa”

Vị ấy được Y VƯƠNG xác nhận đã hoàn toàn khỏi bệnh và trở thành bậc A LA HÁN tôn quý.

15/6/20

Tâm Như


CẬP NHẬT CHỮ NGHĨA THIỀN TRONG THỜI DỊCH COVID-19

Tâm Như

-Vào Lớp học Thiền……nay sửa lại  vào Zoom học Thiền

 -Đặt Chánh Niệm trước mặt….nay là đặt Lap top/Phone trước mặt

– Khởi ý “KHÔNG NÓI”….. nay là Bấm code “ knknknknkn” để Join in vào Zoom “TRẠNG THÁI KHÔNG LỜI”

Đặc điểm của Room Không Lời nầy là nó vắng vẻ như chùa Bà Đanh vì các vị khách sau đây không có code vào tham dự:

1-Khách hay phát biểu linh tinh THÍCH/KHÔNG THÍCH ( THỌ là nick name của vị nầy)

2-Khách hay hồi tưởng hình ảnh quá khứ. vẽ vời tương lai chưa tới, muốn gì thì chỉ dùng body language…(TƯỞNG là nick name của vị nầy)

3-Khách hay suy tư, ngẫm nghĩ, nói qua nói lại triền miên trong đầu

(HÀNH là tên của em nầy, sau nầy được Thầy cho pháp danh là TẦM TỨ)

Thì ra vào Room TRẠNG THÁI KHÔNG LỜI chỉ có độc nhất một vị khách danh dự là Venerable BIẾT KHÔNG LỜI.

Nghe nói vị nầy bẩm sinh đã có  THỨC TRI, do tu  hành miên mật mới được Thầy Thiền chủ công nhận đẳng cấpTUỆ TRI, long trọng trao truyền nhiệm vụ kế thừa Tông môn.

Như vầy tôi nghe:

Trong lớp thiền online có thiền sinh hỏi TRẠNG THÁI KHÔNG NÓI và TRẠNG THÁI KHÔNG LỜI là một hay khác?

Vị nầy được Thiền sư TUỆ TRI giải nghi:

 Cả hai đều cùng một nghĩa chỉ trạng thái nội tâm yên lặng.

PHẬT DẠY: Thâm nhập Pháp nên Y NGHĨA BẤT Y NGỮ. 

Nghe thế cả Pháp hội đều đồng thuận và theo đó hành trì

Tháng 11-2020                                                             

Tâm Như